Bên cạnh quảng cáo Facebook thì quảng cáo google adwords (nay đã được đổi tên là Google Ads) cũng là một trong những công cụ phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Dù ra đời trước quảng cáo Facebook nhưng tính tới thời điểm này Google Ads vẫn đóng vai trò không thể phủ nhận. Chính vì thế mà việc tối ưu Google Ads được không ít người quan tâm
Mình cũng có chút ít kinh nghiệm trong mảng này nên muốn chia sẻ kiến thức tới anh em. Google có nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, nhưng trong bài viết này mình chỉ xin chia sẻ về 5 cách tối ưu quảng cáo Google Ads Search
** LƯU Ý 1: Con số 75% chỉ đúng trong trường hợp CHƯA áp dụng bất kì kĩ thuật nào ở dưới nhé, cón nếu áp dụng 1 trong các cái kia rồi thì có tối ưu nhưng con số chắc chắn nhỏ hơn vậy
** LƯU Ý 2: Chia sẻ phù hợp với những bạn đã chạy adwords nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm!
(Anh em ngại đọc thì có thể xem video ở đây nhé)
Video chi tiết các bạn xem tại đây:
Google Ads Search là gì?
Google Ads Search là 1 trong những loại hình quảng cáo của Google cho phép trang web của bạn hiện thị lên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm 1 từ khoá nào đó.
Khác với kết quả tìm kiếm tự nhiên, các kết quả chạy quảng cáo Google Ads sẽ có chữ “Quảng cáo” ở phía trước (các bạn xem hình để nhận biết)
Các yếu tố xếp hạng Google Ads Search (Adwords):
Đầu tiên các bạn cần xác định rằng việc tối ưu quảng cáo Google Ads sẽ nằm ở 2 thứ:
- Tối ưu sao cho nhiều người dùng Click vào trang web của chúng ta với giá Click rẻ nhất
- Tối ưu trang web sao cho khách hàng đã vào là họ để lại thông tin, đã vào là họ mua hàng. Tức là Tỉ lệ chuyển đổi cao nhất
Tức là trong cùng 1 khoảng ngân sách, làm sao để chúng ta tìm được NHIỀU khách hàng tiềm năng CHẤT LƯỢNG nhất
Bản chất của Google Ads Search nó sẽ xoay quanh việc trang web của chúng ta xếp ở vị trí nào trên trang kết quả tìm kiếm. Chính vì thế, trước khi đi vào tối ưu các bạn cần biết được cơ chế xếp hạng của Google để từ đó tối ưu được vị trí tốt nhất!!
Ở Google, có chỉ số Ad Rank, Ad Rank càng cao thì càng được xếp ở những vị trí phía trên kết quả tìm kiếm. Chỉ số này được tính theo công thức sau:
Ad Rank = Điểm chất lượng X Giá thầu (+ 1 số yếu tố khác)
Thực tế thì Adrank sẽ bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố những 2 yếu tố chúng ta có quyền quyết định nhiều nhất là Điểm chất lượng của từ khoá và Giá thầu mỗi từ khoá –> Chính vì thế chúng ta sẽ đi sâu tối ưu 2 chỉ số này
- Với giá thầu thì cứ bid càng cao thì adrank càng cao –> Tức là đổ nhiều tiền vào thì sẽ được (cái này dành cho con nhà giàu, không có gì để hướng dẫn thêm cả, ai có tiền cũng làm được)
- Điểm chất lượng (từ 1-10) càng cao thì adrank càng cao. Điểm chất lượng bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:
- Mức độ liên quan từ khoá
- CTR
- Trải nghiệm trang đích
Tức là bây giờ chúng ta làm gì cũng cần check xem nó có giúp cải thiện Mức độ liên quan của từ khoá , CTR hoặc trải nghiểm trang đích không?
Xem hình ảnh này để thấy rằng không phải cứ bid giá cao là lên top cao
5 Cách tối ưu Google Ads Search (tối ưu quảng cáo Google Adwords):
Chọn loại đối sánh: Đối sánh cụm từ để tránh mất tiền OAN
Google có 3 loại đối sánh từ khoá chính: Đối sánh cụm từ, đối sánh chính xác, đối sánh rộng. Ở đây nhiều bạn học không bài bản nên thường sử dụng đối sánh rộng. Nghĩa là phần cài đặt từ khoá các bạn cứ dán từ khoá mình muốn chạy vào. Ví dụ: muốn chạy từ TỦ SẮT thì các bạn dán luôn từ TỦ SẮT vào phần cài đặt từ khoá. Đây là loại đối sánh rộng, nó có ý nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ hiện thị khi khách hàng search bất kì từ khoá nào liên quan, có thể liên quan tới chữ TỦ, hoặc có thể liên quan tới chữ SẮT, có nghĩa là có thể khi khách search từ TỦ GỖ vẫn ra quảng cáo của bạn bình thường, vì cùng từ GỖ –> Điều này gây lãng phí rất rất nhiều ngân sách
Giải pháp mình thường khuyên các bạn là sử dụng đối sánh cụm từ, có nghĩa là phần cài đặt từ khoá mình sẽ dán chữ “TỦ SẮT” (có thêm dấu ngoặc kép chứa từ khoá). Điều này có nghĩa là chỉ định cho google biết rằng chỉ khi khách hàng tìm kiếm từ khoá nào CÓ CHỨA từ TỦ SẮT thì mới hiển thị quảng cáo của bạn.
Ok, phần này nếu các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn thì hãy tìm kiếm trên google với từ khoá ĐỐI SÁNH CỤM TỪ TRONG GOOGLE ADS nhé
Chuyển đổi và Remarketing: Tối ưu chuyển đối và retarget lại những người vào web
Chuyển đổi là bất kì hành động nào CÓ GIÁ TRỊ của khách hàng ở trên website do bạn đặt ra. Ví dụ: Bạn cho rằng những ng vào web và mua hàng là có giá trị –> Bạn cài 1 lượt mua = 1 lượt chuyển đổi. Nhưng người khác họ cho rằng 1 lượt chat của khách hàng ở trên web –> Họ cài 1 lượt chat = 1 lượt chuyển đổi. Tức là do bạn quy định
Việc cài đặt chuyển đổi sẽ giúp bạn đọc báo cáo và biết được rằng chiến dịch nào mang lại nhiều chuyển đổi, nhóm nào, quảng cáo nào hay từ khoá nào mang lại nhiều chuyển đổi để tối ưu. Bởi vì có những từ khoá mà giá click rất thấp, nhưng lại không mang lại chuyển đổi nào cả –> Nếu không cài đặt bạn sẽ không biết được điều đó
Ý nghĩa thứ 2 của việc cài chuyển đổi là giúp google biết mục tiêu của bạn là gì, và tối ưu hiện thị quảng cáo tới những người có khả năng tạo ra chuyển đổi nhất (dựa vào AI của nó)
Còn về cách cài chuyển đổi mình sẽ hướng dẫn mọi người ở 1 video khác nhé. Bài này không đủ thời gian nói về nó
Remarketing vì sao lại quan trọng?
Bạn cứ hình dung > 90% số khách truy cập vào website của bạn sẽ rời đi mà không tạo ra chuyển đổi nào. Nếu chúng ta bỏ lỡ những người này thì thật là đáng tiếc vì họ là những người quan tâm thực sự. Để tránh tình trạng này các bạn hãy chạy quảng cáo Remarketing lại những người đã từng vào trang web của bạn, chạy bằng cả Google Search và cả Google GDN
Với những loại hình kinh doanh có nhiều sản phẩm thì nên áp dụng dạng Remarketing Dynamic (có nghĩa là khách vào sản phẩm nào thì sau đó sẽ thấy quảng cáo đúng sản phẩm đó, quảng cáo tuỳ chỉnh theo từng khách hàng khác nhau). Cài đặt chiến dịch Remarketing Dyanamic là 1 kiến thức nâng cao, tương đối khó, hãy tìm hiểu nó khi có thể nhé, nó thực sự hiệu quả đấy
Sử dụng từ khoá phủ định
Việc sử dụng từ khoá phủ định có 2 mục đích chính:
- Phủ định những từ không có khả năng chuyển đổi: Ví dụ, bạn chạy từ khoá “TỦ SẮT”, tức là khi khách hàng search bất kì từ khoá nào có chứa từ “tủ sắt” thì quảng cáo đều được kích hoạt. Thử hình dung ra sao khi bên bạn chỉ bán các loại tủ sắt mới nhưng khách hàng lại tìm từ khoá “Tủ sắt cũ” –> Rõ ràng khi này quảng cáo của bạn vẫn sẽ kích hoạt vì có từ “tủ sắt” trong đó. Nhưng đây không phải là khách hàng tiềm năng, giả sử họ click vào quảng cáo của chúng ta thì họ cũng không mua hàng, do họ cần tìm sản phẩm cũ, còn nếu họ không click thì quảng cáo của chúng ta lại bị giảm CTR (do hiện thị mà người dùng k bấm) –> ảnh hưởng tới Điểm chất lượng. Vì vậy, để không gặp tình trạng này thì trong nhóm quảng cáo “Tủ Sắt” các bạn hãy loại trừ từ khoá “Tủ sắt cũ” đi là oke
- Phủ định để tránh sự tự cạnh tranh giữa các chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Ví dụ: Bạn có 2 nhóm quảng cáo “TỦ SẮT” và “TỦ SẮT HÀ NỘI” . Vậy khi khách hàng search từ “TỦ SẮT HÀ NỘI” thì quảng cáo ở nhóm nào sẽ hiển thị lên khi mà cả 2 nhóm trên đều đủ điều kiện???? 2 nhóm quảng cáo sẽ cùng cạnh tranh với nhau để được hiển thị, đây là điều không nên xảy ra vì nó vô tình làm giá click có thể bị tăng lên. Giải pháp xử lí ở đây là trong nhóm “TỦ SẮT” hãy loại trừ từ khoá “TỦ SẮT HÀ NỘI” –> khi đó khách hàng search từ khoá “tủ sắt hà nội” thì chỉ 1 nhóm quảng cáo đủ điều kiện hiện thị mà thôi
Chi tiết cách set từ khoá phủ định các bạn xem ở video nhé
Điều chỉnh giá thầu theo vùng, thiết bị, lịch…: Xem báo cáo, điều chỉnh giá thầu ở những thiết bị, vùng, lịch có chuyển đổi cao nhất
Cái này thì quá dễ hiểu rồi, bạn đọc báo cáo và xem ở vùng nào, thiết bị nào, thời gian nào có nhiều chuyển đổi và chuyển đổi giá tốt nhất thì sẽ ưu tiên hiện quảng cáo ở các phần đó bằng cách tăng giá thầu đó lên (chi tiết cách làm vui lòng xem tại video)
Chọn đối tượng để giới hạn chiến dịch: Để giới hạn đối tượng, ví dụ bán váy nữ thì loại trừ đối tượng nam!
Có thể nhiều bạn không biết điều này, nghĩ rằng việc loại trừ đối tượng chỉ khả dụng với quảng cáo Google GDN. Nhưng thực tế khi quảng cáo Google Ads Search vẫn có thể loại trừ đối tượng theo giới tính hoặc tuổi. Việc có loại trừ tuổi và giới tính hay không và loại trừ như thế nào sẽ phụ thuộc vào sản phẩm các bạn kinh doanh là gì
Lưu ý nhỏ: Không nên loại trừ tệp KHÔNG XÁC ĐỊNH vì nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng họ không đăng nhập tài khoản google khi thực hiện tìm kiếm
Video chi tiết các bạn xem tại đây:
Anw, phía trên mình đã chia sẻ với các bạn 1 số phương pháp để tối ưu quảng cáo Google Ads, sẽ còn rất nhiều điều khác cần tối ưu nhưng mình hẹn các bạn 1 dịp khác để chia sẻ nhiều hơn, 1 bài không thể trình bày hết được. Hi vọng tất cả những gì mình chia sẻ hưu ích với mọi người
Một số câu hỏi thường gặp
Khi nào thì mất tiền quảng cáo Google Ads
Google tính tiền theo lượt click vì thế chỉ khi có người dùng click vào quảng cáo của bạn bạn mới mất tiền
Tối ưu quảng cáo Google Ads là hướng tới việc lên top cao nhất?
Không! Việc tối ưu quảng cáo nhằm mục đích thu được nhiều lượt chuyển đổi với giá thấp nhất. Nhiều khi đứng top 1 không chắc tốt bằng top 2. Cần phải xác định mục tiêu của mình khi chạy quảng cáo
Cứ bid giá cáo là lên vị trí cao?
Không phải. Google có cơ chế hiện thị quảng cáo mà việc bid giá chỉ 1 yếu tố, để biết chi tiết các bạn hãy đọc phần 2 của bài viết này