Hãy nhớ rằng chạy quảng cáo Google không phải chỉ đơn thuần là việc cài đặt chiến dịch trong trình quản lí quảng cáo, để chạy google ads được hiệu quả thì ngoài việc cài đặt chiến dịch còn cần thực hiện các bước trước & sau khi cài đặt, thậm chí có những khi các việc đó còn QUAN TRỌNG HƠN việc thực hiện cài đặt
Vậy cần làm những những bước gì để chạy quảng cáo Google hiệu quả?
Bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em về vấn đề này. Tất cả chia sẻ này dựa trên quy trình thực tế mình thường áp dụng với các khách hàng thuê bên mình triển khai chiến dịch nên sẽ mang tính ứng dụng rất cao.
Cùng bắt đầu thôi nào!!
Trước hết, mình sẽ tóm tắt quy trình để anh em nắm được tổng quan:
- Bước 1: Phân tích dự án
- Bước 2: Tối ưu lại trang đích
- Bước 3: Xây dựng bộ từ khoá (Hoặc chuẩn bị nhắm mục tiêu với chiến dịch hiển thị)
- Bước 4: Cài đặt chiến dịch quảng cáo
- Bước 5: Theo dõi + Tối ưu chiến dịch quảng cáo hàng ngày, hàng tuần
Chi tiết từng bước anh em có thể đọc ở phần nội dung bên dưới hoặc cũng có thể xem video này nhé (Mình có biên soạn cả định dạng video để giải thích đầy đủ hơn cho mọi người – Nếu có thời gian mình khuyên anh em nên xem video nhé)
Phân tích dự án
Tại bước phân tích dự án, cần phân tích được 3 yếu tố chính sau: Khách hàng, Nội tại doanh nghiệp & Đối thủ. (Một số ví dụ áp dụng mình sẽ trình bày ở video nhé, mình không đưa vào phần text tránh nội dung quá dài)
Phân tích chân dung khách hàng mục tiêu
Bước này, bạn làm càng kĩ càng tốt bởi cho dù bạn có triển khai bất kì chiến dịch nào đi chăng nữa thì cũng cần nắm thật chắc điều này. Nếu tới giờ mà vẫn chưa trả lời được câu hỏi “KHÁCH HÀNG CỦA BẠN LÀ AI?” thì bạn cần xem lại nhé. Một số thông tin cơ bản nhất mà bạn phải vẽ ra được về khách hàng là: thông tin nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính), họ sống ở đâu? Họ có sở thích/hành vi gì? Họ thường quan tâm tới những chủ đề nào? Họ đang gặp phải vấn đề gì cần giải quyết (liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của mình nhé)? Họ đang mong muốn điều gì? Họ đang lo sợ về điều gì? ..v.v.. Và còn rất nhiều vấn đề khác bạn cần nắm được về khách hàng của mình, nhưng đây mình chỉ liệt kê ra những ý lớn quan trọng nhất thôi! Đợt tới mình sẽ thu xếp để viết 1 bài cụ thể về việc xác định chân dung khách hàng để ae nắm chắc hơn nhé!
Làm sao để tìm hiểu được các thông tin đó??
Có 1 số cách như sau: Hỏi những người là khách hàng tiềm năng, hỏi những người từng có kinh nghiệm làm ngành này rồi, Vào facebook của 1 số khách hàng nghiên cứu, sử dụng 1 số công cụ nghiên cứu từ khóa để suy luận ra (ví dụ: google keyword planner, keyword shitter, keyword.io…)
Xác định điểm mạnh/ điểm yếu/ điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ của mình
Đây chính là bước hiểu chính bản thân mình, bạn hãy ngồi lại liệt kê thành các gạch đầu dòng thật ngắn gọn tất cả điểm mạnh / điểm yếu và điểm khác biệt của sản phẩm bên mình ra. Liệt kê càng nhiều càng tốt. Mục đích là để đánh mạnh vào những điểm mình khác biệt, điểm mình mạnh và hạn chế “sờ” vào những điểm mình yếu, kẻo vạch áo cho người xem lưng. Điểm khác biệt là điểm chỉ có sản phẩm của bạn có, còn điểm mạnh là điểm tốt mà có thể bên khác cũng có, do vậy bước này bạn hoàn toàn có thể tham khảo các bên khách đang có những gạch đầu dòng nào nhé ^^
Ví dụ: Sản phẩm 100% tinh chất thiên nhiên. Sản phẩm được viện Pasteur kiểm nghiệm. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức v.v…. Cứ chịu khó ngồi liệt kê ra hết nhé
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Mục đích của việc này là:
- Học cái hay từ đối thủ (học thôi chứ không phải copy paste nhé); nắm được cái đối thủ chưa làm tốt để mình tối ưu hơn
- Tìm xem thị trường còn kẽ hở nào ngon mà ít cạnh tranh hay không
- Điểm nào mà các đối thủ đang làm cực mạnh rồi, mình ít có cửa thành công thì hãy “né” ra thì tốt hơn .v.v
Bước này làm càng kĩ thì chúng ta càng nắm được thị trường và tránh bị “lãng phí tiền” ở nhiều chỗ mà các đối thủ đã từng mất rồi
Việc nghiên cứu này rất quan trọng nhưng nhiều bên thường bỏ qua, nếu bạn triển khai cho chính sản phẩm của bạn thì bạn sẽ ngồi suy nghĩ & phân tích, còn như bên mình triển khai nhiều sản phẩm cho nhiều khách hàng thì mỗi dự án mình lại có 1 file nghiên cứu dự án riêng để mình và khách hàng cùng tham gia phân tích.
Ví dụ về 1 bản khảo sát dự án của bên mình trước khi triển khai quảng cáo google ads: https://docs.google.com/document/d/17JIMURYeGzjcK5hZZ1DnFmAjCAp_Yns9jaTfXfw_NWI/edit?usp=sharing
Tối ưu lại trang đích – Việc phải làm trước khi quảng cáo Google Ads
Dù cài đặt chiến dịch có chuẩn tới đâu, giá click có rẻ tới đâu mà trang đích không tốt thì đểu bỏ đi, bởi người dùng họ vào web rồi lại lặng lẽ đi ra mà không mua hàng/ đăng kí, vừa lãng phí tiền vừa lãng phí thời gian. (Để hiểu hơn điều này các bạn xem video về tối ưu quảng cáo Google Ads của mình nhé)
Vậy làm như thế nào để tối ưu trang đích? Bạn hãy dựa vào phần phân tích dự án ở trên để xây dựng trang đích mà khách hàng muốn đọc, sẵn sàng “xuống tiền”. Đồng thời, hãy áp dụng ngay 1 số phương pháp giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi như mình đã hướng dẫn tại video này nhé:
Lời khuyên: Trang đích không tốt thì đừng chạy quảng cáo! Chính vì lí do này mà khi khách hàng muốn chạy quảng cáo Google Ads, mình đều xem và đưa ra 1 dãy các checklist giúp tối ưu website/trang đích, khách hàng không sửa đổi thì mình không đảm bảo được hiệu quả và mình sẽ từ chối triển khai dự án (Mọi người xem ví dụ về checklist sửa trang web ở phiên bản video nhé)
Xây dựng bộ từ khoá (Hoặc chuẩn bị nhắm mục tiêu với chiến dịch hiển thị)
Bước này có thể gọi chung là chuẩn bị target! Với chiến dịch hiển thị, cần biết được mình sẽ nhắm mục tiêu như thế nào? (tuổi; vị trí; đối tượng từng tương tác với web; hiện thị quảng cáo ở website nào, video nào; chọn sở thích hành vi gì…)
Còn đối với chiến dịch tìm kiếm sẽ là việc xây dựng bộ từ khoá hoàn chỉnh (ĐÂY LÀ VIỆC CỰC KÌ QUAN TRỌNG, QUYẾT ĐỊNH RẤT LỚN TỚI HIỆU QUẢ CHIẾN DỊCH). Các bước cần thực hiện như sau:
- Xác định từ khoá chính cần chạy: Nên chọn nhưng từ khoá ngắn nhất có thể, mang nghĩa lớn nhất. Ví dụ: bàn làm việc, bàn giám đốc
- Tìm kiếm thêm các từ khoá xoay quanh từ khoá chính: Sử dụng các công cụ như Google keywords planner, keywordshitter, keywordtool.io. Từ khoá chính ngắn và nghĩa càng rộng thì tìm được càng nhiều từ khoá nhỏ xung quanh, giúp không sót từ khoá, sót khách hàng (các bạn đã hiểu lí do vì sao ở trên mình yêu cầu từ khoá ngắn, mang nghĩa rộng chưa?)
- Loại bỏ các từ khoá không liên quan + Nhóm các từ khoá thành các nhóm: Từ khoá không liên quan là các từ khoá có khả năng chuyển đổi thấp. Ví dụ: Bàn làm việc cũ, bàn làm việc tại hồ chí minh (loại bỏ vì bên bạn chỉ bán bàn mới, tại Hà Nội). Nhóm các từ khoá CÙNG CHỦ ĐỀ & VĂN BẢN GẦN GIỐNG NHAU vào chung 1 nhóm để quảng cáo hiển thị phù hợp. Ví dụ như sau:
Sau khi nghiên cứu từ khoá, chúng ta nhóm được các từ khoá sau có CÙNG CHỦ ĐỀ:
bàn giám đốc hiện đại
bàn lãnh đạo
bàn giám đốc giá rẻ
bàn giám đốc tốt
bàn lãnh đạo giá tốt
bàn lãnh đạo hiện đại
Như bình thường sẽ có nhiều bạn gom nhóm từ khoá tới đây là xong, nhưng mình sẽ thêm 1 bước nữa đó là gom những từ khoá có VĂN BẢN GẦN GIỐNG NHAU vào thành 1 nhóm, với các từ ở trên thì mình sẽ chia thành 2 nhóm (có làm thế này mới tối ưu quảng cáo google được)
Nhóm 1: bàn giám đốc hiện đại, bàn giám đốc giá rẻ, bàn giám đốc tốt
Nhóm 2: bàn lãnh đạo, bàn lãnh đạo giá tốt, bàn lãnh đạo hiện đại
Lí do vì sao như vậy thì mọi người xem chi tiết trong video nhé (Khuyên thật mọi người nên xem video, nó đẩy đủ hơn bản text rất nhiều)
Cài đặt chiến dịch quảng cáo Google
Phần này có quá nhiều hướng dẫn trên mạng rồi, đây chỉ là các bước cài đặt thuần tuý kĩ thuật, làm 1 vài lần là quen, không có gì khó khăn cả. Với mỗi loại hình chiến dịch khác nhau thì cách cài đặt khác nhau đôi chút. Anh em chủ động lên mạng tìm thêm phần này nhé, đợt tới mình sẽ làm video hướng dẫn riêng cách cài đặt quảng cáo cho từng loại hình
Theo dõi + Tối ưu chiến dịch quảng cáo hàng ngày, hàng tuần
Đây là công việc phải làm thường xuyên sau khi cài đặt chiến dịch hoàn chỉnh, có 1 số việc cần cực kì lưu ý và chắc chắn phải kiểm tra thường xuyên đó là:
- Kiểm tra chiến dịch nào, nhóm quảng cáo nào, quảng cáo nào, từ khoá nào đang cho kết quả chuyển đổi tốt & không tốt để có hướng xử lí (tăng tiền hoặc loại bỏ)
- Kiểm tra cụm từ tìm kiếm thực tế của khách để loại bỏ các từ khoá không liên quan và dồn tiền và bổ sung các từ khoá còn thiếu
- Kiểm tra tỉ lệ hiển thị quảng cáo
- Kiểm tra lí do mất hiển thị để có phương án xử lí
- Kiểm tra điểm chất lượng, lí do điểm chất lượng kém
Đó là những công việc cơ bản cần làm để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google. Ngoài ra có 1 việc cực kì lưu ý và nên làm đó là các bạn hãy thực hiện A/B test liên tục, không chỉ test về trang đích mà còn có thể test hết các yếu tố khác như: từ khoá, loại hình chiến dịch, mục tiêu chiến dịch, quảng cáo…v.v Hãy test mọi thứ có thể, việc làm này là rất tốt, có điều bạn có đủ sức và đủ chăm làm hay không thôi
Mẹo: Google Ads có tính năng thử nghiệm để test cực hay mà không làm ảnh hưởng hiệu quả chiến dịch cũ, anh em tham khảo nhé
Đó là tất cả 5 bước để triển khai quảng cáo Google mà mình và team vẫn hay làm, hi vọng nó có ích cho bạn trong quá trình quảng cáo google. Mọi người cùng đọc và góp ý với mình những thứ mình thiếu nhé. Nếu ai có câu hỏi gì cứ đặt ra tại đây, mình sẽ hỗ trợ trong khả năng có thể.
Đừng quên tặng mình 1 like, 1 share nhé =D. Liên hệ với mình để được hỗ trợ bằng 1 trong các kênh sau:
- Hợp tác với mình: https://nguyenquythang.com/hoptac
- Facebook của mình: https://www.facebook.com/anthonynguyen141
- Subcribe kênh youtube của mình tại đây
- Tham gia cộng đồng quảng cáo Google Ads: https://www.facebook.com/groups/googleads102
- Tham gia cộng đồng tự học Marketing Online:https://www.facebook.com/groups/hoituhocmarketing/
Vì sao quảng cáo google của tôi không được hiển thị?
Có rất nhiều lí do khiến quảng cáo của bạn không được hiện thị, và bạn cũng cần nhớ rằng nếu ngân sách của bạn không lớn thì không thể ôm trọn thị trường → không phải lúc nào cũng hiển thị. Tuy nhiên, có 2 lí do chính khiến quảng cáo ít hiển thị: do ngân sách thấp hoặc do xếp hạng. Các bạn có thể xem chi tiết hơn ở video về các chỉ số báo cáo quan trọng trong google ads của mình nhé
Chạy quảng cáo Google tốn bao nhiêu tiền?
Thực tế google không đưa ra mức ngân sách tối thiểu, bạn muốn chạy với ngân sách bao nhiêu cũng được. Đầu tiên bạn cần xác định bạn sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền cho hoạt động quảng cáo Google, rồi chạy ngân sách bằng số đó. Hoặc bạn cũng có thể xác định giá chuyển đổi mục tiêu, sau đó xác định số chuyển đổi muốn đạt được trong ngày (để phù hợp với nguồn lực) → Rồi nhân lên để ra ngân sách
Có nên thuê đơn vị chạy quảng cáo Google không?
Nếu bạn có đủ thời gian để nghiên cứu và tự làm thì bạn có thể tự chạy, nhưng nếu không đảm bảo được điều đó thì việc thuê người chạy là việc ok hơn, đỡ tốn thời gian và ngân sách hơn. Tóm lại cái này là tuỳ nhu cầu của mỗi bên, không có câu trả lời chính xác